Sáng 2/11, tại Đại hội lần thứ XVI Đảng bộ TP Hà Nội, NGƯT.TS Nguyễn Hữu Độ- Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã có bài tham luận về Tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo tổ chức thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” của TP Hà Nội.
Tạp chí Giáo dục Thủ đô xin giới thiệu toàn văn bài tham luận của đồng chí Nguyễn Hữu Độ:
Trong 5 năm qua, phát huy truyền thống và những thành tích đã đạt được của ngành GD&ĐT thủ đô, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố cùng với sự cố gắng, nỗ lực, tích cực đổi mới quản lý, đổi mới cách dạy, cách học, ngành đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện trên tất cả các mặt, góp phần vào những thành tích chung phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô thể hiện rõ nét là:
Quy mô, mạng lưới trường học từng bước phát triển, Hà Nội hiện có 2557 trường học và các cơ sở giáo dục với trên 1,6 triệu học sinh cơ bản đã đáp ứng được đa dạng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô. Thành phố đã hoàn thành phổ cập giáo dục Mầm non 5 tuổi vào năm 2013, hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi mức độ 2 vào tháng 7/2015, hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở và 90% thanh niên trong độ tuổi có trình độ THPT hoặc tương đương. Chất lượng giáo dục toàn diện được quan tâm và giữ vững, giáo dục Mầm non được chú trọng và có chuyển biến rõ nét. Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đều có những chuyển biến tích cực. Nhiều học sinh của Hà Nội đã đạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia và quốc tế. Trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, năm 2008 cả 2 tỉnh, thành phố hợp nhất mới có 88 giải quốc gia thì đến năm 2009 đạt 107 giải; 2010: 118 giải; 2011: 130 giải; 2012: 125 giải (có 12 giải nhất dẫn đầu cả nước); 2013: 131 giải; 2014: 137 giải và năm 2015: 140 giải, Hà Nội luôn là đơn vị dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng giải. Trong kỳ thi Olympic quốc tế liên tục hàng năm học sinh Hà Nội đều được Bộ GD&ĐT chọn tham gia đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic quốc tế và đều đạt giải, chất lượng giải cũng tăng dần theo từng năm; chỉ tính năm 2014 và 2015 Hà Nội đã có 19 Huy chương quốc tế trong đó có 3 HCV Olympic môn Hóa học; 2 HCV, 3 HCB Olympic môn Vật lý; 3 HCV, 7 HCB, 1 HCĐ Olympic khoa học trẻ quốc tế dành cho học sinh tuổi 15.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường: đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và được nâng cao về chất lượng đào tạo. Sở GD&ĐT đã tham mưu với Thành phố ban hành nhiều cơ chế chính sách nhằm phát triển giáo dục và đào tạo như: ban hành 02 bản Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và Quy hoạch mạng lưới trường học trên địa bàn Thành phố đến năm 2020 và tầm nhìn 2030; Đề án 106 về việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non thành phố Hà Nội đến năm 2016; Đề án 104 về đẩy mạnh xã hội hóa GD&ĐT đến năm 2015; Kế hoạch 83 về việc đẩy mạnh CNTT trong ngành GD&ĐT đến năm 2015; Kế hoạch 90 về nâng cao năng lực dạy và học ngoại ngữ trong các trường phổ thông theo Đề án ngoại ngữ 2020; Kế hoạch 111 về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2011 - 2016; Nghị quyết 15 của HĐND Thành phố về cơ chế chính sách áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao trên địa bàn Thành phố. Các quyết định về giao chỉ tiêu cho các quận, huyện, thị về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia hàng năm, quyết định về tiêu chí trường chất lượng cao; Thành phố cũng ban hành các quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn TP Hà Nội; Quy định về thu, sử dụng các khoản thu khác trong các cơ sở giáo dục Mầm non, phổ thông công lập của thành phố Hà Nội;
Đó là những văn bản pháp lý quan trọng giúp cho giáo dục Thủ đô phát triển. Cơ sở vật chất các trường học từng bước được tăng cường. Chương trình kiên cố hóa, hiện đại hóa trường lớp tiếp tục được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả tốt. Tính đến tháng 10/2015, Thành phố đã có 1.058 trường đạt chuẩn quốc gia (Chiếm tỷ lệ 50,5% đạt chỉ tiêu của Thành phố) trong đó 9 đơn vị có tỷ lệ trường chuẩn quốc gia cao trên 60%, gồm các quận Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Tây Hồ, Hà Đông, các huyện Thanh Trì, Đan Phượng, Gia Lâm. Công tác quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới, rõ phương châm chỉ đạo, rõ mục tiêu phấn đấu là “Kỷ cương nghiêm, chất lượng thực, hiệu quả cao”, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ góp phần ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong định hướng phát triển Thủ đô trở thành trung tâm lớn hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục, thực hiện tốt 3 nhiệm vụ chiến lược: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; từng bước tiếp cận trình độ giáo dục - đào tạo tiên tiến của các nước trong khu vực và trên thế giới. Ngành GD&ĐT Hà Nội có những thuận lợi cơ bản nhưng cũng đang đứng trước nhiều khó khăn, thử thách. Quy mô trường lớp phát triển đa dạng, phân bố không đều. Mức độ phát triển và chất lượng giáo dục giữa các trường, các khu vực chưa đồng đều. Phân cấp quản lý giáo dục còn bất cập thiếu thống nhất. Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị trong các trường học tuy đã được tăng cường nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, quỹ đất dành cho phát triển giáo dục ở một số quận, huyện, các khu đô thị mới còn thiếu. Một bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế. Vấn đề lạm thu, dạy thêm, học thêm ở một số nơi vẫn tồn tại, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
Thực hiện Chương trình hành động số 27-CTr/TU ngày 17/02/2014 của Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện Nghị quyết số 29 của BCH Trung ương (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, với mục tiêu là tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển Thủ đô và đất nước đòi hỏi Ngành Giáo dục phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục, đáp ứng với yêu cầu trong tình hình mới, đó là:
Giải pháp 1: Chú trọng quan tâm xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt coi trọng việc hình thành và phát triển đội ngũ: Đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo và chuẩn nghề nghiệp; phấn đấu có nhiều nhà giáo mẫu mực, cán bộ quản lý mẫu mực với phẩm chất tốt, chuyên môn giỏi, phong cách đẹp, tâm huyết và trách nhiệm với nghề. Đối với cán bộ quản lý giáo dục, phải lựa chọn được những người vừa công tâm, vừa có kiến thức và tinh thần trách nhiệm cao, những yếu tố tạo nên bản lĩnh của người cán bộ quản lý. Cần phải chú trọng chuẩn hóa trong các khâu: tiếp nhận và luân chuyển; đánh giá và đào tạo bồi dưỡng; sử dụng và đãi ngộ. Có chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài về công tác trong ngành giáo dục. Phấn đấu, đến năm 2020 tất cả giáo viên tiểu học, THCS và 80% giáo viên mầm non phải có trình độ từ cao đẳng và đại học trở lên; đối với THPT phải có ít nhất 30% giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên và đến năm 2020 có 50 - 55% cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên.
Giải pháp 2: Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trường lớp theo hướng đồng bộ, chuẩn hóa, tiên tiến và từng bước hiện đại. Triển khai thực hiện tốt Qui hoạch phát triển hệ thống giáo dục Thủ đô và xây dựng Qui hoạch phát triển mạng lưới trường học của Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030 đã được thành phố phê duyệt. Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, phấn đấu đến năm 2020 Thành phố có 70% trường MN Phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia. Tiếp tục thực hiện tốt chương trình kiên cố hóa trường lớp, hoàn thành xóa các phòng học cấp 4 xuống cấp, tiến tới hoàn thành xóa các phòng học cấp 4 ở tất cả các cấp học vào năm 2020. Tiếp tục đổi mới công tác qu¶n lý tµi chÝnh, thùc hiÖn quy chÕ c«ng khai, xây dựng và áp dụng mức học phí mới tõ n¨m häc 2016-2017 đồng thời chấn chỉnh công tác quản lý thu, chi trong các cơ sở giáo dục, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước và nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục. Xây dựng thêm các phòng học bộ môn, thư viện chuẩn, nhà thể chất, tăng cường đồ dùng dạy học, thiết bị công nghệ thông tin và quản lý, khai thác, sö dông cã hiệu quả thiÕt bÞ đồ dùng dạy học. Đây là những điều kiện rất cần thiết để thầy dạy tốt hơn, trò học tốt hơn.
Giải pháp 3: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động các nguồn lực ch¨m lo cho phát triển giáo dục. Chú trọng phát triển hệ thống c¸c trường ngoài công lập phï hîp víi quy ho¹ch ph¸t triÓn m¹ng lưíi trưêng häc cña Thñ ®«. Bố trí cân đối, hài hòa giữa công lập và ngoài công lập ở mỗi cấp học. Thành phố có chính sách ưu đãi, hỗ trợ về đất cho các trường ngoài công lập có điều kiện để được xây dựng ổn định về CSVC. Đẩy mạnh hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, tăng cường sự phối hợp giữa các ngành, các địa phương để xây dựng xã hội học tập; đẩy mạnh phong trào hiếu học. Phát huy vai trò tích cực của gia đình, đoàn thể cộng đồng dân cư góp phần làm giảm tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học. Tích cực thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trên toàn Thành phố, phấn đấu 95% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ THPT và tương đương vào năm 2020... Tiếp tục thí điểm một số trường học hoạt động theo mô hình trường chất lượng cao để đáp ứng với đa dạng nhu cầu học tập của học sinh Thủ đô.
Giải pháp 4: Chú trọng n©ng cao chÊt lưîng gi¸o dôc một cách thực chất, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học
Triển khai thực hiện đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng dạy cách học và tự học. Thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, văn hoá và rèn luyện kỹ năng sống cũng như chất lượng giáo dục thể chất trong trường học nhằm phát triển thể lực, tầm vóc học sinh, sinh viên. Chú trọng nâng cao năng lực ngoại ngữ, tin học, hướng dẫn và thu hút nhiều học sinh trung học phổ thông nghiên cứu khoa học kỹ thuật, tổ chức nhiều hoạt động nâng cao trí tuệ cho học sinh, sinh viên.
Tiếp tục thực hiện việc đổi mới và chuẩn hóa nội dung giáo dục mầm non. Phát triển đa dạng nội dung, tài liệu và hình thức giáo dục thường xuyên, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người. Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học.
Tiếp tục tæ chøc thực hiện giảng dạy bé tµi liÖu: Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Thñ ®« trong các trường phổ thông, góp phần đào tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch - văn minh.
Giải pháp 5: Đổi mới công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng, thực hiện mục tiêu: “Kỷ cương nghiêm - Chất lượng thực - Hiệu quả cao” trong mọi hoạt động của ngành, từ việc dạy của thầy đến việc học của trò; từ việc quản lý chuyên môn, nhân sự đến việc quản lý tài chính, cơ sở vật chất, từng bước khắc phục sự chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các trường học.
Đẩy mạnh phân cấp quản lý thực hiện Nghị định 115/NĐ-CP của Chính phủ về phân cấp quản lý giáo dục đào tạo. Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành và UBND quận, huyện, thị xã trong quản lý giáo dục. Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các sở, ngành, quận, huyện, thị xã. Tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp, gắn trách nhiệm với quyền hạn sử dụng nhân sự và tài chính, đặc biệt trong quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, phổ thông, GDTX, Trung tâm dạy nghề. Tập trung vào quản lý chất lượng giáo dục trên địa bàn Thành phố: thực hiện chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình giáo dục, đào tạo.
Hoàn thiện cơ chế quản lý cơ sở giáo dục, đào tạo có yếu tố nước ngoài. Tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài và cơ sở đào tạo của nước ngoài tại Hà Nội.
Thực hiện nghiêm các quy định về quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn Thành phố Hà Nội; tăng cường công tác thanh tra giáo dục thực hiện Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 của Chính phủ và hoàn thiện đội ngũ thanh tra chuyên trách. Đẩy mạnh thanh tra, kiểm tra công tác quản lý giáo dục các cấp, việc thực hiện nhiệm vụ tại các cơ sở giáo dục đào tạo; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và thông báo công khai trước công luận nhằm khắc phục cơ bản tiêu cực trong dạy thêm học thêm; tiêu cực trong thi cử; lạm thu trong trường học; chấn chỉnh hoạt động các cơ sở giáo dục ngoài công lập, cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, hoạt động đào tạo liên kết với nước ngoài và các tồn tại khác, theo quy định của pháp luật.
Những thành tựu quan trọng cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả giáo dục mà Ngành GD&ĐT Hà Nội đạt được trong những năm qua đã góp phần vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô và đất nước. Hà Nội luôn giữ vị trí là một trong các địa phương dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục, đã vinh dự 2 lần được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất trong năm 2009 - 2014. Chặng đường tiếp theo còn nhiều khó khăn thách thức, nhưng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, sự chăm lo của nhân dân Thủ đô, thầy trò ngành GD&ĐT Hà Nội sẽ nỗ lực lao động, học tập, ra sức phấn đấu hoàn thành trọng trách vinh quang trong sự nghiệp “Trồng người”, thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đi vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH Thủ đô và đất nước, phát huy truyền thống của Thủ đô văn hiến, anh hùng, xứng đáng với Thăng Long - Hà Nội nghìn năm.