Tuy mới gần 10 năm xâ !important;y dựng và trưởng thành, nhưng trường THCS Nam Từ Liêm đã tạo dựng được uy tín cao về chất lượng dạy và học. Song, không dừng lại ở đó, trường THCS Nam Từ Liêm còn luôn chú trọng trong việc xây dựng một môi trường học tập mà cả thầy và trò đều cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ, chan hòa và đoàn kết.
Để hỗ trợ các thầy cô và phụ huynh có thêm cách nhìn mới mẻ và tổng quát về ý nghĩa và lợi ích của việc kiến tạo một Ngôi trường hạnh phúc, mới đây, BGH nhà trường đã tổ chức một chương trình tập huấn có sự tham gia của diễn giả khách mời là Tiến sĩ Ngô Xuân Hiếu – Phó trưởng Bộ môn Quản lý giáo dục, trường ĐH Thủ đô Hà Nội.
Tiến sĩ Ngô Xuân Hiếu – Phó trưởng Bộ môn Quản lý giáo dục, trường ĐH Thủ đô Hà Nội
Bằng kinh nghiệm của một nhà !important; quản lý giáo dục và chuyên gia đào tạo phát triển bản thân, Tiến sĩ Ngô Xuân Hiếu không chỉ truyền tải những đúc kết sâu sắc có được trong nhiều năm nghiên cứu, mà còn đưa ra những dẫn chứng sinh động và thuyết phục, nhằm hướng người nghe có được nhận thức đúng về việc xây dựng Trường học hạnh phúc.
Gần 100 giáo viên và phụ huynh trường THCS Nam Từ Liêm tham dự tập huấn
Dựa trê !important;n những tiêu chí xây dựng Trường học hạnh phúc của Công đoàn giáo dục Việt Nam, Bộ Giáo dục và đào tạo, của UNESCO, TS Ngô Xuân Hiếu đã cùng trao đổi và thảo luận với các thầy cô trong trường về giá trị và ý nghĩa của nghề giáo, khái niệm về hạnh phúc, nguyên nhân và kết quả của khổ đau, cùng những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến dạy học...
GV tham gia thảo luận tại buổi tập huấn
Sau khi có !important; suy nghĩ đúng về việc dạy học trong hạnh phúc, thấy được niềm vui thực sự của nghề giáo, thì các phương pháp tiếp cận để phát huy nội lực của giáo viên mới có được hiệu quả cao. Từ đó, các thầy cô không chỉ tu dưỡng bản thân để đón nhận hạnh phúc mà còn giúp học sinh cùng lan tỏa niềm hạnh phúc, xây dựng lớp học hạnh phúc, trường học hạnh phúc… Khác với Thợ Dạy là chỉ có dạy kiến thức, Người Thầy chính là người thổi hồn nhân cách, khơi dậy ngọn lửa tâm hồn trong học trò.
Thầy cô giáo hạnh phúc sẽ làm thay đổi thế giới
Tiến sĩ Ngô !important; Xuân Hiếu cũng đưa ra một tổng kết về mô hình tam giác của Trường học hạnh phúc, trong đó tất cả mọi người từ Hiệu trưởng đến giáo viên, học sinh đều được yêu thương, được an toàn, được tôn trọng và được sáng tạo.
Tại buổi Tập huấn, các giáo viên và phụ huynh rất quan tâm đến phần phân tích tình huống và nguyên nhân dẫn đến giáo viên chưa hạnh phúc trong các giờ giảng. Theo Tiến sĩ Ngô Xuân Hiếu, trước tiên cần loại bỏ “kẻ thù âm thầm” đang “gặm nhấm” sự hạnh phúc của mỗi giáo viên, đó là thiếu sự lắng nghe, thái độ bề trên, toàn quyền, lãng quên sự tự học…
Giải pháp hữu hiệu để loại bỏ là phải kiểm soát cảm xúc tiêu cực, như: không đổ lỗi cho người khác, can đảm nhận sai lầm và tìm cách giải quyết; Không tính toán thiệt hơn; Vứt bỏ những lời phàn nàn, chỉ trích và thay thế bằng những lời khen ngợi; Suy nghĩ về mọi thứ một cách tích cực; Thiền định; Hiểu rõ ý nghĩa cuộc đời…
Để có hạnh phúc trong dạy học, Tiến sĩ Ngô Xuân Hiếu cũng đưa ra lời khuyên cho các thầy cô về tiến trình rèn luyện suốt đời, đó là 3 gốc rễ phát triển nhân cách, gồm: Trí tuệ, Nghị lực và Đạo đức.
Sau đây, 10 bí quyết dành cho giáo viên kiến tạo lớp học hạnh phúc mà Tiến sĩ Ngô Xuân Hiếu nêu ra trong buổi tập huấn, hy vọng sẽ giúp cho các thầy cô tích lũy thêm những phương pháp hữu hiệu trong hành trang dạy học .
- Dang tay đó !important;n chào học sinh: Học sinh sẽ không chỉ cảm thấy được chào đón, mà chúng cũng sẽ cảm thấy được đánh giá cao. Một lớp học có sự quan tâm là một lớp học hạnh phúc.
- Cho học sinh điều chú !important;ng mong chờ: Cho học sinh những gì chúng mong đợi sẽ làm cho chúng hạnh phúc. Nó cũng có thể là một điều gì đó nho nhỏ như không có bài tập về nhà vào cuối tuần, đến một bữa tiệc của lớp với vô số trò chơi và cuộc vui.
- Bớt chú !important;t thời gian để tìm hiểu về học sinh: Học sinh sẽ cảm thấy vui và hạnh phúc hơn, khi bạn bớt chút thời gian để thực sự hiểu về từng học sinh trong lớp. Điều này không chỉ giúp cho học sinh cảm thấy thoải mái trong lớp và giúp bạn xây dựng cộng đồng lớp học quan tâm, mà còn giúp cho bạn hiểu học sinh hơn.
- Ăn trưa cù !important;ng học sinh: Nếu bạn thực sự muốn làm học sinh hạnh phúc, mỗi tháng hãy mời một vài học sinh ăn trưa cùng với bạn. Trẻ em có xu hướng cởi mở hơn khi chúng ở trong một môi trường mà chúng cảm thấy thư giãn và thoải mái.
- Dù !important;ng sự hài hước: Hãy dùng bất cứ cơ hội nào mà bạn có để tạo nên sự hài hước trong lớp học.
- Kết hợp â !important;m nhạc: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng âm nhạc ảnh hưởng đến cảm xúc và mức độ năng lượng của chúng ta. Nó cũng là một công cụ mạnh mẽ để làm cho chúng ta hạnh phúc. Hãy thực hiện bất cứ khi nào bạn có cơ hội kết hợp âm nhạc vào lớp học của mình, học sinh của bạn sẽ cảm ơn bạn vì điều đó.
- Cho học sinh lựa chọn: Học sinh luô !important;n phải thực hiện theo các mệnh lệnh và hiếm khi có cơ hội đưa ra lựa chọn cho mình. Cho học sinh tự lựa chọn về những gì chúng sẽ học là cách tuyệt vời để khiến chúng hạnh phúc. Nó cũng cho học sinh thấy rằng bạn tin tưởng chúng, cũng như cho học sinh sự tự lập.
- Để học sinh được vui chơi: Theo nghiê !important;n cứu, việc vui chơi rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nó giúp chúng phát triển về thể chất, tinh thần, xã hội và cảm xúc. Nó giữ cho trẻ khỏe mạnh, đốt cháy năng lượng, cho trẻ tiếp xúc để học hỏi thông qua những người khác và thử những thứ khác nhau. Nó là một dòng sông đầy sáng tạo và dạy cho trẻ em cách tương tác với người khác.
- Hã !important;y cho não chúng được nghỉ ngơi: Để não nghỉ ngơi là rất cần thiết cho học sinh. Nghiên cứu đã chứng minh rằng học sinh học tốt nhất khi chúng có cơ hội được nghỉ ngơi trong suốt ngày dài học tập. Mục đích của việc để não nghỉ ngơi là để học sinh tập trung lại giúp chúng học tập tốt hơn và nó cũng là cho não của chúng hạnh phúc. Sau mỗi bài học, hãy dành thời gian cho học sinh nghỉ ngơi nhanh chóng.
- Cho phé !important;p học sinh được giao tiếp xã hội: Hầu hết trẻ em đều thích nói chuyện và thường có rất nhiều điều để nói. Tạo cơ hội cho học sinh hòa nhập với bạn bè. Bạn sẽ thấy học sinh sẽ thiết lập các mối quan hệ thúc đẩy môi trường lớp học tích cực. Tham gia xã hội và nói về những thứ khác ngoài việc học sẽ khiến học sinh hạnh phúc.
  !important;